CÁCH VỆ SINH BỂ HẢI SẢN

Bể cá hải sản Bể cá hải sản tại Chợ đồ cũ Tây Hồ

Ở những bài viết trước, Chợ đồ cũ Tây Hồ đã giới thiệu với bạn khái niệm chung, công dụng, các loại bể hải sản cũng như những thiết bị chính của bể. Ở bài viết này chúng tôi sẽ lưu ý cho bạn cách vệ sinh bể hải sản.

Tự kiểm tra và vệ sinh bể hải sản

  • Kiểm tra bằng mắt: Nhìn bằng mắt để đảm bảo rằng mọi thứ có trong bể cá vẫn đang hoạt động (như đèn chiếu sáng, bộ lọc…) và các loại thủy sản vẫn sống bình thường.
  • Loại bỏ tảo và cặn bẩn: Tảo gây hại thường xuyên sinh sôi nảy nở bên trong bể, nó có hại, liên tục sản sinh ra độc chất gây tổn hại đến các loài tảo được nuôi ở trong bể, giết chết tảo hữu ích, và các loại cá, tôm… Đặc biệt trong quá trình lắp đặt và sử dụng bể hải sản phải kiểm tra mặt bể, đáy bể thường xuyên để đảm bảo rằng bể không bị những loại tảo gây hại sinh trưởng.
  • Thay nước: Trung bình mỗi tháng bạn cần phải 2 lần thay 1/5 tới 1/3 lượng nước trong bể hải sản.
  • Xét nghiệm nước: Hãy kiểm tra các chỉ số nhiệt độ nước, nồng độ nitrate, độ pH và độ cứng của nước định kỳ.
  • Kiểm tra bảo trì theo thời gian: Nên nhớ phải đảm bảo được vấn đề bảo trì vì không bể hải sản nào không phát sinh cặn bẩn trong quá trình sử dụng, kể cả loại chuyên nghiệp nhất. Hãy thay đổi định kỳ các thiết bị lọc carbon dioxide, bộ phận bơm, bộ lọc và lò sưởi. Hệ thống đèn cần phải được thay đổi ít nhất chừng 6 tới 12 tháng, vì cường độ đèn hoạt động trong nước sẽ giảm nhanh sau một thời gian dùng.
Bể cá hải sản
Bể cá hải sản tại Chợ đồ cũ Tây Hồ

Kiểm tra thiết bị máy lọc nước bể hải sản

Thiết bị lọc cũng là một phần vô cùng quan trọng, quyết định yếu tố tồn tại của cả bể hải sản. Bạn hãy vận hành bể theo những gợi ý sau:

  • Yêu cầu kỹ thuật của 1 hệ thống lọc nước ở trong thiết kế thi công bể hải sản phải có ít nhất là 3 ngăn.
  • Phải chắc chắn là lượng nước trong bể phải trong và không có mùi lạ.
  • Khử được toàn bộ khí độc trong nước:
    • Ngăn 1: chứa bông lọc mịn + phần bông lọc thô + tấm Biomass, có tác dụng lọc thô, chất hữu cơ bên trong chưa phân hủy hết, xử lý các loại vi sinh độc hại ở bên trong nước.
    • Ngăn 2: chứa san hô lọc, là nơi cư trú và phát triển của vi sinh vật có ích, khả năng phân hủy các chất hữu cơ có trong nước, chất cặn lơ lửng trong nước, khử độc khí NO2, NO3, NH3…
    • Ngăn 3: chứa nước đã qua xử lý và được bơm trực tiếp lên bể chính. Nếu là bể chứa cá nước mặn thì gắn thêm máy skimer (loại máy đánh bọt, xử lý chất cặn bã hữu cơ).

Vệ sinh hộp lọc

  • Thiết bị hộp lọc sử dụng bên trong quy trình làm bể hải sản là hộp lọc vi sinh, là nơi trú ẩn và phát triển của vi sinh có lợi, vì thế chúng ta không nên rửa sạch hết toàn bộ và quá kỹ.
  • Cần vệ sinh từ ngăn đầu tiên (ngăn 1), đổi bông lọc sau khoảng 1 – 2 tháng dùng và giặt định kỳ 1 tuần/lần, than hoạt tính phải đổi mới định kỳ sau 4 tháng để đảm bảo tác dụng của phần than hoạt tính (nếu có).
  • Nếu nước trong hồ không kịp chảy từ ngăn 1 sang ngăn 3 nghĩa là thiết bị hộp lọc nước đã bị tắc nghẽn chất bẩn, lúc đó bạn nên làm sạch toàn bộ bể. Nên lấy vòi nước có lực lớn xịt mạnh vào ngăn 1 để cho nước và cặn bẩn dơ trôi về ngăn thứ 3 và xả ra ngoài môi trường.

Tham khảo: Bể cá hải sản gồm những thiết bị gì?