Nội thất văn phòng cũ – Giải pháp cho các Startup

Nội thất văn phòng cũ - Giải pháp tối ưu ngân sách cho các Startup

Những ngày đầu khởi nghiệp, tài chính & vốn là điều hầu hết các Startup đều cần quan tâm và cân nhắc. Ngoài việc kêu gọi đầu tư, tiết kiệm cũng là một cách hay để giảm thiểu chi phí. Trong đó, việc chọn mua nội thất văn phòng cũ được coi là một giải pháp hiệu quả và có tính thiết thực.

Nội thất văn phòng cũ là gì? 

Nội thất là thuật ngữ dùng để chỉ những loại tài sản và các vật dụng được sắp xếp, bài trí bên trong một không gian nhất định. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về không gian văn phòng. Nội thất văn phòng sẽ bao gồm các vật dụng cơ bản là bàn làm việc, ghế văn phòng, tủ đựng tài liệu, hồ sơ, bàn tiếp tân, bàn trà, sofa và một số vật dụng khác. 

Để thuận tiên trong việc mua sắm nội thất cho doanh nghiệp, các ông chủ cần lên danh sách số lượng vật dụng, kích thước và kiểu dáng mong muốn cũng như giá cả. Hiện nay, mua đồ nội thất văn phòng cũ đang trở thành một xu hướng bởi nhiều lợi ích mà cách thức này đem lại. 

Trên thực tế, đồ nội thất văn phòng cũ là những vật dụng secondhand, được trao đổi rộng rãi trên thị trường dưới danh nghĩa là hàng thanh lý. 

Nội thất văn phòng khá đa dạng chủng loại và vật dụng
Nội thất văn phòng khá đa dạng chủng loại và vật dụng
Nguồn: Internet

Thế nào là thanh lý nội thất cũ? 

Thanh lý đồ cũ từ lâu đã là hình thức mua bán phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Về mặt lý thuyết, thanh lý được hiểu đơn giản là một người cần bán đồ cũ hoặc tài sản họ đáng sở hữu khi không còn nhu cầu. 

Mức độ mới cũ và thời gian sử dụng trước đó sẽ tùy thuộc vào từng mặt hàng. Riêng với lĩnh vực nội thất, các sản phẩm thường là những vật dụng có độ bền cao và vòng đời dài, nên khi được thanh lý thường có giá trị sử dụng tương đương nội thất mới. 

Tại sao nên mua nội thất văn phòng cũ là giải pháp tối ưu cho công ty khởi nghiệp? 

Đối với một doanh nghiệp mới thành lập, vốn và Marketing là hai điều kiện cần và đủ cho sự phát triển lâu dài. Thông qua việc mua nội thất văn phòng cũ, họ sẽ cùng lúc tiết kiệm chi phí, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp theo hướng riêng biệt, đồng thời đặt chân vào mô hình kinh tế tuần hoàn, vốn đang là xu thế của thời đại mới. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong phần tiếp theo. 

Mua đồ nội thất cũ – Một bước đi trong nền kinh tế tuần hoàn

Hiện nay, Việt Nam đã và đang có những bước đầu trong việc chuyển mình xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, điển hình là sự tham gia của các tập đoàn lớn như Vinamilk, Heineken Việt Nam. Có thể thấy kinh tế tuần hoàn không còn là một phong trào, thay vào đó sẽ trở thành hướng đi lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam.

Điểm mấu chốt của kinh tế tuần hoàn là chấm dứt hiện trạng “end of life”, đồng nghĩa với việc kéo dài vòng đời của sản phẩm đến tối đa. Với vai trò một nhân tố của nền kinh tế, việc startup chọn mua nội thất văn phòng cũ như là một cách để góp phần thực hiện kinh tế tuần hoàn là điều cần thiết. Hơn thế nữa, đây được coi là một giải pháp thông minh và có tính ưu việt, đặc biệt là về mặt tài chính cho doanh nghiệp. 

Mua đồ nội thất cũ - Một bước đi trong nền kinh tế tuần hoàn
Nguồn: Internet

Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu

Ưu điểm đầu tiên phải kể đến khi mua đồ nội thất văn phòng cũ đó chính là khả năng tiết kiệm. Hiện nay, trung bình một chiếc bàn chân sắt có giá dao động từ khoảng 700 ngàn đồng – gần 10 triệu đồng trên thị trường, tùy theo thiết kế và kích thước. Điều này cho thấy số tiền cần chi trả cho nội thất văn phòng khá cao. 

Một doanh nghiệp cần một số lượng đáng kể nội thất văn phòng
Một doanh nghiệp cần một số lượng đáng kể nội thất văn phòng
Nguồn: Internet

Trong khi đó, nếu mua ở những cửa hàng thanh lý nội thất cũ, khách hàng chỉ cần chi trả mức giá thấp hơn từ  ½ – ⅓ trên mỗi sản phẩm. Tính trên đơn vị là một chiếc bàn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ. Cho nên, nếu sử dụng nội thất thanh lý cho toàn bộ văn phòng, con số này sẽ càng được tối ưu hơn. Vì thế, chọn mua bàn ghế, nội thất cũ là sự lựa chọn thông minh cho các doanh nghiệp đang trong bước đầu khởi nghiệp.  

Nội thất đẹp – độc – lạ, thích hợp cho nhiều kiểu văn phòng khác nhau

Thứ nhất, nội thất là một ngành phát triển theo xu hướng, dẫn đến sự thay đổi liên tục về mặt mẫu mã. Điều này tạo nên sự đa dạng trong hệ thống sản phẩm. 

Thứ hai, nguồn cung của nội thất văn phòng cũ thường rất đa dạng,  giúp khách hàng thuận lợi hơn trong việc sưu tầm những món đồ đẹp và độc đáo.

Nhờ hai lý do trên, thị trường thanh lý nội thất cũ luôn đáp ứng được sự phong phú về sản phẩm, kích thước, kiểu dáng, thương hiệu. Nhờ đó, người mua có thể dễ dàng tìm thấy các vật dụng ưng ý, tạo điểm nhấn và phong cách riêng cho văn phòng của mình.

Không khó để khách hàng sưu tầm những mẫu nội thất đẹp, lạ ở cửa hàng nội thất cũ
Không khó để khách hàng sưu tầm những mẫu nội thất đẹp, lạ ở cửa hàng nội thất cũ
Nguồn: Internet

Một số rủi ro và lưu ý khi mua đồ nội thất văn phòng cũ 

Hình thức mua sắm nào cũng có hai mặt và việc chọn đồ cũ cũng không ngoại lệ. Thị trường thanh lý nội thất văn phòng cũ thường có quy mô khá rộng, buôn bán tự do, dẫn đến việc khó kiểm soát chất lượng và giá cả sản phẩm. Đây cũng là hai yếu tố mà người mua quan tâm nhất khi tìm mua đồ cũ. 

Chất lượng sản phẩm 

Nếu người mua thiếu kinh nghiệm hoặc không may khi gặp các cửa hàng thanh lý đồ cũ không đáng tin cậy, việc mua phải hàng kém chất lượng là điều khó tránh khỏi. Hơn thế nữa, với đồ thanh lý, người mua sẽ mất một phần quyền lợi khi không có chính sách bảo hành và đổi trả cụ thể. Do đó, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh tiền mất tật mang khá cao. 

Giá cả

Khác với mức giá được niêm yết rõ ràng đối với các sản phẩm mới, chúng ta khó xác định chính xác mức giá của đồ nội thất văn phòng cũ. Trên thực tế, giá bao nhiêu sẽ được quyết định trên cơ sở định giá của người bán và kinh nghiệm của người mua. Cho nên, việc mua “hớ” không phải là điều hiếm gặp. Bên cạnh đó, khách hàng thường là người chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa thay vì người bán. Điều này cũng phần nào tác động lên hành vi của họ. 

Một số rủi ro và lưu ý khi mua đồ nội thất văn phòng cũ
Nguồn: Internet

Lưu ý khi mua đồ nội thất văn phòng cũ

  • Chọn những cửa hàng nội thất cũ có quy mô lớn. Hoặc nếu mua từ những người cần bán đồ cũ trên mạng, khách hàng nên đến tận nơi xem xét sản phẩm. Có thể tham khảo ý kiến người thân, bạn bè nếu chưa có kinh nghiệm. 
  • Thỏa thuận về chính sách đổi trả nếu sản phẩm không đạt yêu cầu và các điều khoản vận chuyển. 
  • Đối với bàn làm việc, ngoài kiểm tra “ngoại hình”, người mua cũng đừng quên để ý đến chân bàn và các ổ khóa ở các ngăn kéo. Đối với ghế văn phòng, người cần quan sát độ chắc chắn của ghế. Nên chọn ghế xoay có bọc da đàn hồi để tạo sự thoải mái khi làm việc. 
  • Nếu gặp khó khăn trong việc thu mua, tân trang và bài trí nội thất cho văn phòng, chủ doanh nghiệp có thể tìm đến một đơn vị phụ trách decor trọn gói. Nhờ sự giúp đỡ của họ, văn phòng sẽ có một cách bố trí hợp lý, đồng thời giữ được giá trị sử dụng và thanh lý trong tương lai cho nội thất. 

Trên đây là một vài thông tin xoay quanh chủ đề lý do Startup nên mua nội thất văn phòng cũ. Hy vọng các Startup đã có cái nhìn rõ nét hơn, cũng như một căn cứ trong việc quyết định mua bàn, ghế, nội thất văn phòng cũ!