Bếp công nghiệp – Đối với các cơ sở kinh doanh ẩm thực

Bếp công nghiệp - Thiết bị không thể thiếu đối với các cơ sở kinh doanh ẩm thực quy mô lớn

Hiện nay, mô hình bếp công nghiệp đang được đưa vào sử dụng ở những nhà hàng, khách sạn, căn tin,…Bếp công nghiệp có đặc điểm gì, chủng loại ra sao, những điều cần biết khi lắp đặt sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Khái niệm bếp công nghiệp

Bếp công nghiệp là một dạng bếp đặc thù, thường được sử dụng để chế biến một lượng lớn thực phẩm trong thời gian ngắn. Bạn có thể tìm thấy loại bếp này tại các nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, căn tin, trường học bán trú, nội trú, nhà máy, khu chế xuất.

Bếp công nghiệp là một hệ thống bếp thường xuất hiện ở nhà hàng, khách sạn
Bếp công nghiệp là một hệ thống bếp thường xuất hiện ở nhà hàng, khách sạn
Nguồn: Internet

Đặc điểm của bếp công nghiệp 

Với cơ chế hoạt động đặc biệt, một hệ thống bếp công nghiệp cần có những đặc điểm sau: 

  • Bếp ăn một chiều: Điều này giúp đáp ứng yêu cầu vệ sinh và an toàn thực phẩm, đồng thời giúp bếp hoạt động theo dây chuyền. 
  • Công suất cao: Với tần suất hoạt động của các nhà hàng, khách sạn, bếp phải có thời gian làm nóng thức ăn nhanh và tiết kiệm năng lượng. 
  • Thành phẩm tốt: Bếp cần được thiết kế thích hợp với các loại hình nấu như nướng, chiên, xào, để đảm bảo món ăn đạt yêu cầu.
  • Dễ vệ sinh: Bếp cần được thiết kế khoa học, thích hợp cho quá trình vệ sinh. Hơn thế nữa, bếp cần được cấu thành từ những chất liệu dễ lau chùi, chống bám dầu, mỡ, không biến chất khi tiếp xúc với nền nhiệt cao, muối và dầu. 

Các thiết bị cần có trong một hệ thống bếp công nghiệp

Bởi đặc điểm 1 chiều mà mỗi khu vực trong bếp đều hoạt động riêng biệt. Hiện nay, mỗi bếp công nghiệp sẽ bao gồm khu tiếp nhận và kho chứa, khu vực sơ chế và chế biến, khu vực nấu, khu vực soạn chia và khu vực vệ sinh. Mỗi khu vực này sẽ cần được trang bị các thiết bị khác nhau. 

  1. Thiết bị tiếp nhận, bảo quản nguyên liệu

Khu vực này sẽ có các thiết bị như cân, kệ đồ khô, chậu rửa, tủ lạnh, tủ mát, tủ đông 4 cánh Inox để bảo quản thực phẩm tươi sống như thịt cá, rau củ. 

  1. Thiết bị khu vực sơ chế 

Các vật dụng trong khu vực này sẽ phục vụ quá trình sơ chế, tẩm ướp thực phẩm. Thông thường, bạn sẽ thấy các đồ dùng như chậu rửa, máy xay, dao, thớt, bàn inox, khay gia vị ở đây. 

  1. Thiết bị khu vực nấu

Đây là gian chính của một bếp, nơi trực tiếp làm chín các món ăn. Trong đó, các thiết bị cần thiết bao gồm bếp công nghiệp inox, có thể là bếp Á hoặc bếp Âu, tủ mát, tủ cơm, máy giữ nóng và hệ thống máy hút khói. 

  1. Thiết bị khu vực bài trí món ăn

Là nơi phân chia các phần ăn nên khu vực này cần có các vật dụng cần có là khay, đồ múc, xe đẩy, thang. 

  1. Thiết bị khu vệ sinh

Các thiết bị cần có để vệ sinh khay, muỗng, chén sau khi sử dụng là máy rửa chén, máy sấy chén, kệ chứa khay,…

Bếp công nghiệp được chia thành nhiều khu vực
Bếp công nghiệp được chia thành nhiều khu vực 
Nguồn: Internet

Các giai đoạn thi công và lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp

Lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp là một nhiệm vụ khó, cần sự can thiệp của đội ngũ có chuyên môn. Dưới đây mà các bước để lắp đặt hệ thống bếp đạt chuẩn. 

  1. Xác định nhu cầu sử dụng

Ở bước này, đội ngũ lắp đặt cần tìm hiểu về công năng và nhiệm vụ của hệ thống bếp công nghiệp cho bên A nào đó muốn lắp đặt. Thông qua đó, họ sẽ xác định được quy mô, số lượng trang thiết bị để đáp ứng mong muốn của khách hàng. 

  1. Khảo sát không gian thực tế

Sau khi xác định nhu cầu, đội ngũ kỹ thuật cần đo đạc diện tích, chia tỷ lệ để tính toán vị trí lắp đặt, vị trí cấp điện nước, diện tích thực dùng, hình thức bài trí, lên phương án thiết kế và tính toán chi phí. 

  1. Thiết kế

Dựa trên các thông số về diện tích, kích thước của gian bếp, nhà thiết kế sẽ tiến hành bản vẽ, dựa trên quy tắc 1 chiều và tính thuận tiện của bếp công nghiệp. 

  1. Lập dự toán

Trong bước lập dự toán, bên A sẽ nắm được phần chi phí mình phải chi trả cho việc lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp. Khi hai bên đạt được thỏa thuận, công trình bắt đầu được thực hiện. 

  1. Thi công và nghiệm thu

Đây là bước cuối cùng để hoàn tất việc lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp. Sau khi các trang thiết bị đã được lắp đặt theo đúng thiết kế, bên A sẽ nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng khi đã đạt chuẩn. 

Các loại bếp công nghiệp chủ yếu hiện nay

Bộ phận thiết yếu của bếp công nghiệp chính là bếp nấu. Hiện nay, hai loại bếp nấu phổ biến nhất là bếp Á bếp Âu

Bếp Á

Bếp Á là một sản phẩm bếp công nghiệp, vận hành bằng khí gas. Bếp được thiết kế với các họng gas nằm cách nhau một khoảng cố định, nhằm phục vụ cho việc nấu cùng lúc một số lượng lớn. Hiện nay, trên thị trường đang cung cấp bếp á đơn, bếp á đôi và bếp á ba họng. 

Bếp Á
Bếp Á thường có dùng cho các món chiên, xào, hầm
Nguồn: Internet

Trong dòng bếp Á, người ta chia thành 2 loại là bếp xào và bếp hầm. Bếp xào được tích hợp kiềng, thích hợp sử dụng cho các loại chảo chiên xào. Mặt khác, bếp hầm được dùng trong việc ninh thực phẩm nên thường có đáy sâu, chân đế thấp và đường kính lớn. 

Bếp Á có khá nhiều ưu điểm, trong đó thiết kế tiện lợi cho việc nấu nướng và giá cả phải chăng là hai lợi thế chính của dòng bếp này. 

Bếp Âu

Bếp Âu cũng là một thiết bị thuộc hệ thống bếp công nghiệp. Các thiết kế của bếp Âu chủ yếu dựa theo nguyên lý nấu ăn của phương Tây, với việc cung cấp lượng nhiệt ổn định trong thời gian dài. 

Bếp Âu
Bếp Âu có lò nướng & không có lò nướng
Nguồn: Internet

Người ta chia bếp Âu theo nhiều phương thức khác nhau. Theo cấu tạo, bếp Âu được phân thành hai loại là bếp có lò nướng, phục vụ cho các nhà hàng chuyên làm bánh và bếp không có lò nướng, thích hợp để nấu các món như soup, áp chảo. Bếp có lò nướng thường được trang bị u 4 họng đốt, đá nướng nhiệt, lò nướng và có khả năng đánh lửa tự động. Mặt khác, bếp không có lò nướng thường có từ 1,2,4 u họng đốt và các lỗ lửa đều nhau. 

Về mặt vận hành, bếp Âu được tách thành bếp dùng gas và bếp dùng điện. Bếp dùng gas thường có chi phí rẻ, phù hợp với những nơi có điện áp không ổn định. Ngược lại, bếp điện sẽ an toàn hơn đối với các nhà hàng sang trọng hoặc khu vực bếp khép kín. 

Sự khác nhau giữa bếp Á & bếp Âu

Có thể thấy, sự khác nhau của bếp Á và bếp Âu đã được thể hiện ngay ở tên gọi. Đối với bếp Á, cách thiết kế phù hợp cho việc chế biến theo hình thức chiên, xào, đặc biệt là hầm. Đây là đặc trưng ẩm thực của người châu Á. Mặt khác, người châu Âu chuộng những món áp chảo, nướng, các loại súp và nước sốt. Vì thế, bếp của họ cần đáp ứng những nhu cầu trên. 

Sự khác nhau giữa bếp Á & bếp Âu
Nguồn: Internet

Điều này có thể lý giải vì sao hai bếp Á và bếp Âu có sự khác nhau trong thiết kế và công năng sử dụng. Dù có sự khác biệt, hiện nay nhiều hệ thống bếp công nghiệp vẫn lựa chọn cả hai dòng bếp để phục vụ nhu cầu của mình. 

Nói tóm lại, bếp công nghiệp là một thiết bị chính yếu trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực quy mô lớn, nhà hàng tiệc cưới cũng như bếp ăn tại các công ty, xí nghiệp, trường học. Chính vì vậy, trước khi bước chân vào lĩnh vực này, các chủ bếp cần nắm rõ cấu tạo, cơ chế hoạt động và những vấn đề xoay quanh việc lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp. 

Ngoài ra, xu hướng thu mua bếp công nghiệp cũ cũng đang rất thịnh hành. Đây là một hành động có hai ý nghĩa, vừa giúp chủ kinh doanh tiết kiệm chi phí, vừa giảm thiểu rác thải cồng kềnh cho môi trường. Để tận dụng lợi thế này, chủ doanh nghiệp cần lựa chọn bên thanh lý uy tín, đồng thời tìm đến một đơn vị chuyên lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp để được tư vấn, thẩm định và hỗ trợ nhé!